
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại Quảng Bình và Quảng Trị
-
Ngày 29/8, tại TP. Đồng Hới, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã chủ trì cuộc làm việc với tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị về công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.
- Lập kế hoạch đầu tư công năm 2023: Tránh đầu tư phân tán, dàn trải
- JETRO khẳng định niềm tin lớn của các nhà đầu tư Nhật Bản với Việt Nam
- Kết nối tuyến du lịch Quảng Bình - Đắk Lắk
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh phát biểu tại cuộc làm việc
Tại cuộc làm việc, đại biểu 2 tỉnh và các bộ, ngành trung ương đã tập trung thảo luận, làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện giải ngân vốn đầu tư công.
Trong đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đánh giá, tình hình giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 của 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị vẫn đang ở mức thấp so với bình quân chung của cả nước dù đã có những tiến bộ nhất định.
Cụ thể, tính đến hết tháng 7/2022, tỷ lệ giải ngân theo kế hoạch của tỉnh Quảng Bình triển khai đạt 27,06%, nếu chỉ tính kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao năm 2022 thì tỷ lệ giải ngân đạt 30%, dự ước đến hết tháng 8 tỷ lệ giải ngân đạt 42,6% và hết tháng 9, tỷ lệ giải ngân đạt 56,2%.
Đối với tỉnh Quảng Trị, kế hoạch đầu tư công năm 2022 được giao là hơn 3.874 tỷ đồng, đã phân bổ chi tiết hơn 3.826 tỷ đồng. Tính đến ngày 28/8/2022, tổng giá trị giải ngân các nguồn vốn đầu tư công do tỉnh Quảng Trị quản lý là hơn 1.174 tỷ đồng, đạt 34% kế hoạch.
Các nguyên nhân chính khiến xảy ra sự chậm trễ, vướng mắc là do: Thủ tục đầu tư theo quy định còn kéo dài; giá cả nguyên vật liệu tăng cao; thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng mất nhiều thời gian; công tác giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều vướng mắc; năng lực của một số chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu xây lắp còn yếu kém... Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cho rằng các địa phương bố trí cho nhiều dự án chuẩn bị đầu tư và khởi công mới, các tháng đầu năm chủ yếu tập trung vào hoàn thiện các thủ tục đầu tư nên mất nhiều thời gian, chưa có khối lượng để giải ngân. Các dự án ODA vướng mắc về giải phóng mặt bằng nên khó khăn trong thực hiện và giải ngân.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị, UBND các tỉnh cần chỉ đạo các sở, ngành chức năng nghiên cứu rất kỹ các văn bản để thực hiện cho đúng. Mặt khác, những vấn đề thuộc thẩm quyền của địa phương, cần chủ động triển khai; những vấn đề thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương cần kịp thời phản ánh lên để Thủ tướng xem xét, quyết định.
Hai tỉnh đã cam kết từ nay đến cuối năm hoàn thành giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2022 theo đúng kế hoạch, tối thiểu phải đạt trên 90%.
Hai tỉnh cũng mong muốn có hướng dẫn cụ thể từ Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Tài chính về đề xuất trả lại nguồn vốn ODA. Về triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đề nghị, 2 tỉnh báo cáo cụ thể về các vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Khánh Trinh


Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị G7 mở rộng và làm việc tại Nhật Bản

Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Indonesia đạt ít nhất 15 tỷ USD trước năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 42

Cấp, đổi hộ chiếu: Thuận tiện thủ tục trực tuyến, nhận qua bưu điện

Đảm bảo quỹ đất cho thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cuba, Argentina và Uruguay

"Những việc cần làm ngay": Khuyến khích báo chí chống tiêu cực, ngăn chặn cái sai

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng hợp tác phát triển nông nghiệp

Chính phủ luôn coi cải cách hành chính là nhiệm vụ đột phá chiến lược; thường xuyên

Truyền thông Cuba đặt kỳ vọng vào chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội
