
Hội thảo khoa học quốc gia:
Bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông trong bối cảnh công nghệ số
Ngày 27/10, Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông trong bối cảnh công nghệ số”.
Hội thảo khoa học quốc gia “Bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông trong bối cảnh công nghệ số” nhằm trao đổi, chia sẻ và công bố kết quả nghiên cứu khoa học về các nội dung liên quan đến truyền thông trong bối cảnh công nghệ số; thực trạng bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông; các vấn đề liên quan tới bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông nhìn từ các khía cạnh pháp luật, văn hóa, và thực hành. Từ đó, đề xuất các giải pháp về chính sách, và thực tiễn nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, góp phần loại bỏ bất bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông.
Hội thảo “Bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông trong bối cảnh công nghệ số” tập trung vào 03 nhóm chủ đề chính:
- Chủ đề 1: Truyền thông trong bối cảnh công nghệ số
- Chủ đề 2: Thực trạng vấn đề giới trên báo chí, truyền thông
- Chủ đề 3: Một số vấn đề khác liên quan đến chủ đề Hội thảo (từ góc độ pháp luật, đạo đức, văn hoá, thực hành…)
Hội thảo đã nhận được hơn 80 đề xuất viết bài đến từ nhà khoa học, học giả trong nước và quốc tế; giảng viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh từ các cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu; các nhà quản lý, hoạt động xã hội; các cơ quan báo chí, truyền thông. Qua quá trình phản biện, Ban Tổ chức đã lựa chọn và thông qua 37 tham luận chất lượng, đạt tiêu chuẩn về tính khoa học, tính lý luận và giá trị thực tiễn, được chọn in trên Kỷ yếu khoa học có chỉ số ISBN.
Phát biểu về ý nghĩa của Hội thảo, PGS,TS Dương Kim Anh, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam đã khẳng định “Báo chí, truyền thông có sứ mệnh đặc biệt quan trọng trong việc truyền tải thông tin về bình đẳng giới, góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của công chúng. Việc tuyên truyền, vận động, lan tỏa những hình ảnh, thông điệp đúng đắn, sâu sắc, toàn diện về bình đẳng giới vừa là vai trò và cũng là thách thức đối với báo chí, truyền thông”.
Hội thảo khoa học quốc gia “Bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông trong bối cảnh công nghệ số” là một diễn đàn khoa học có ý nghĩa đặc biệt trong việc nhấn mạnh vai trò quan trọng của báo chí, truyền thông trong nâng cao nhận thức về bình đẳng và công bằng giới. Báo chí, truyền thông cũng cần tạo ra và duy trì các khuôn mẫu, chuẩn mực mới tiến bộ, phù hợp với sự phát triển, đồng thời dần dần loại bỏ những khuôn mẫu và chuẩn mực cũ không còn phù hợp.
Một số hình ảnh buổi hội thảo:
Hoàng Anh Tuấn


Pháp luật về đăng ký bản quyền cho các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề OCOP

Kết nối đường bay, gia tăng trải nghiệm du lịch cho khách quốc tế

Toạ đàm “Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt”

“Chuyển đổi xanh” và trách nhiệm của nhà quản lý, nhà báo, doanh nghiệp

Hội thảo khoa học “Khánh Hòa 370 năm xây dựng và phát triển”

Giới thiệu các sản phẩm hữu cơ châu Âu tại Việt Nam

Phong trào Đông Du đầu thế kỷ XX và giá trị từ quá khứ đến hiện tại

Đồng chí Võ Văn Kiệt là tấm gương người cộng sản mẫu mực suốt đời vì nước, vì dân

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Hội thảo quốc gia: “Hệ giá trị Quốc gia, hệ giá trị văn hoá, gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”.

Bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông trong bối cảnh công nghệ số
