
3 trụ cột trong cộng đồng ASEAN
-
Quyết định xây dựng Cộng đồng ASEAN được các nhà lãnh đạo thông qua tại hội nghị cấp cao ASEAN 9 (Bali, Indonesia tháng 10/2003) với 3 trụ cột: Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (ASCC).
Cộng đồng ASEAN
Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC)
Cộng đồng APSC bao gồm các thành viên cấp Bộ trưởng do các quốc gia thành viên ASEAN tương ứng chỉ định. Trên thực tế, hầu hết các quốc gia thành viên ASEAN đều do Bộ trưởng Ngoại giao tương ứng đại diện, ngoại trừ Indonesia, được đại diện bởi Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng điều phối các vẫn đề Chính trị, Pháp lý và An ninh.
Kể từ cuộc họp đầu tiên vào năm 2009, Hội đồng do Quốc gia Thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì họp hai lần một năm cùng với Hội nghị Cấp cao ASEAN.
Hội đồng APSC chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch tổng thể APSC, hoặc về các vấn đề liên quan đến các Hội đồng Cộng đồng khác.
Hội đồng APSC cũng đệ trình các báo cáo hoặc khuyến nghị lên Hội nghị Cấp cao ASEAN về các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình. Tiến độ thực hiện Kế hoạch tổng thể APSC sẽ được Tổng Thư ký ASEAN báo cáo hàng năm cho Hội nghị Cấp cao ASEAN hàng năng, thông qua Hội đồng APSC.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)
Hội đồng AEC là cơ quan chính chịu trách nhiệm về việc thực hiện tổng thể các biện pháp chiến lược trong kế hoạch tổng thể, bằng cách giám sát và thực thi việc tuân thủ tất cả các biện pháp đã thống nhất trong tài liệu. Đặc biệt, Hội đồng AEC sẽ đảm bảo đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu của AEC trong khung thời gian quy định như đã thống nhất trong Kế hoạch tổng thể AEC và các thỏa thuận quan trọng khác liên quan đến AEC. Để làm được như vậy, Hội đồng AEC sẽ hướng tới việc hội nhập kinh tế ASEAN ngày càng sâu rộng, tăng trưởng và phát triển trong khu vực. Ngoài ra, Hội đồng AEC cũng sẽ hướng tới việc củng cố Cộng đồng Kinh tế ASEAN nhằm ứng phó chung và hiệu quả với các thách thức kinh tế toàn cầu.
Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chịu sự điều hành của các Bộ trưởng chuyên ngành AEC. Thành viên của AEC bao gồm các Bộ trưởng được chỉ định phụ trách các vấn đề liên quan trong lĩnh vực kinh tế và được chủ trì bởi Bộ trưởng từ quốc gia thành viên ASEAN giữ chức Chủ tịch ASEAN. Thực hiện giám sát hoạt động của tất cả các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành liên quan trong trụ cột AEC, Hội đồng AEC được hỗ trợ bởi hội đồng quan chức kinh tế cấp cao và Ban Thư ký ASEAN. Ban Thư ký ASEAN và Hội đồng quan chức kinh tế cấp cao có chức năng giám sát, điều phối và thường xuyên tham vấn với các Bộ trưởng chuyên ngành liên quan trong AEC về tiến độ và các quyết định của Hội đồng AEC và việc thực hiện các biện pháp trong Kế hoạch Tổng thể AEC.
Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đệ trình các báo cáo và khuyến nghị của mình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN thông qua Hội đồng Điều phối ASEAN. Hội đồng AEC họp ít nhất hai lần một năm do Chủ tịch Hội đồng quyết định thông qua tham khảo ý kiến của tất cả các Thành viên Hội đồng.
Cộng đồng Văn hóa – Xã hội (ASCC)
Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC) là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN, với mục tiêu xây dựng một cộng đồng các dân tộc ASEAN hài hòa, đoàn kết, sống đùm bọc và chia sẻ, hướng tới người dân, chăm lo cho thể chất, phúc lợi, môi trường sống ngày càng tốt hơn của người dân và tạo dựng một bản sắc chung của khu vực.
Ý tưởng về Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN nói riêng trong tổng thể Cộng đồng ASEAN nói chung được khởi nguồn từ văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020, thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ 2, tháng 12/2007.
Quyết định chính thức của ASEAN về xây dựng Cộng đồng được đưa ra tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 9 tại Bali, Indonesia, tháng 10/2003, thể hiện trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Bali II). Theo đó, ASEAN nhất trí hướng đến mục tiêu hình thành một cộng đồng ASEAN liên kết, tự cường vào năm 2020 với 3 trụ cột chinh là hợp tác chính trị - an ninh, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hóa xã hội. Trụ cột thứ ba, Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN được xem như chân kiềng quan trọng, gắn kết và bổ trợ cho 2 trụ cột ban đầu, tập trung nhiều hơn vào khía cạnh hợp tác nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Anh Duy


Tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý

Sẽ cấp phát hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ mẫu mới

Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn để hoàn thành các mục tiêu phát triển

Vì sao Thủ tướng chỉ đạo phải đẩy mạnh truyền thông chính sách?

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 21

Việt Nam đề xuất giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong các nghị viện thành viên IPU

Đạt nhiều kết quả quan trọng thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chính phủ quyết nghị nhiều nội dung quan trọng tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 2/2023

Phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam sẽ mãi tỏa sáng, làm giàu thêm bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời đại mới

Khởi công dự án nhà ở xã hội gần 5.000 tỷ đồng
